Công ty Thông Tấn trao đổi về phương cách:
rong thời gian qua, nhiều thương vụ đầu tư vốn, trở thành cổ đông lớn vào các DN Việt Nam của các DN, tập đoàn quốc tế được thực hiện thành công, giúp DN Việt Nam tăng thêm nguồn lực, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), DN hút được vốn đầu tư nước ngoài sẽ không chỉ giúp DN tăng thêm nội lực mà còn giúp DN học hỏi được kiến thức, kinh nghiệm, cách làm việc và công nghệ sản xuất từ DN đầu tư, tạo vị thế vững vàng để làm chủ DN.
 
Cũng đề cập tới vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm Thông Tấn cho biết, DN Việt Nam nào kêu gọi được vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng được những lợi thế từ họ thì việc mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng XK trong bối cảnh hội nhập quốc tế đa dạng như hiện nay sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt, các DN nước ngoài sẽ giúp thương hiệu của DN trong nước trở nên uy tín hơn với đối tác, khách hàng.

Tuy nhiên, hiện nay, lượng đầu tư của DN nước ngoài vào DN Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm lực, nhất là khi Việt Nam mỗi năm có hàng ngàn DN được thành lập mới. Nhận xét về điều này, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, để thu hút đầu tư FDI, thuận lợi của DN Việt Nam là đang tồn tại trong một nền kinh tế mở với xu hướng phát triển tốt, có nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là ngay tự bản thân mối liên kết giữa các DN Việt Nam với nhau còn đang yếu, nên việc hợp tác với nguồn vốn FDI cũng chưa thực sự được chú trọng.

Cũng theo ông Nam, điều đáng buồn là ngay chính bản thân DN lại không có ý thức về việc kết nối, hợp tác để tăng sức mạnh trong hội nhập. Đặc biệt, cách làm việc của DN Việt Nam vẫn còn kiểu “chộp giật”, thiếu tính minh bạch, không đàng hoàng khiến người nước ngoài e ngại và không muốn liên kết. Chính vì thế, các DN nước ngoài muốn tự kết nối để xây dựng nhà máy, DN riêng của mình tại nước ta hơn là đầu tư nguồn vốn vào DN sẵn có của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, một số DN khi được hỏi về kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài đều tỏ ra khá thờ ơ khi cho rằng, DN mình chỉ là DN nhỏ lẻ nên nguồn vốn DN tự có hiện đã đủ để đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh quan điểm trên, ông Bùi Minh Lộc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần MCB Việt Nam (DN chuyên cung cấp dịch vụ lữ hành tại Hà Nội) cho rằng, các DN Việt Nam đa phần là DN vừa và nhỏ lại mới thành lập, còn yếu và thiếu về mọi mặt, thương hiệu và thị trường chưa có nhiều nên việc kêu gọi đầu tư nước ngoài là điều khó khả thi và cần một khoảng thời gian để tiếp tục xây dựng mình mạnh lên.

Chật vật tìm đường

Nhìn chung, trong hoạt động thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, DN Việt Nam có nhiều điểm bất lợi hơn là thuận lợi, và đây cũng chính là nhược điểm mà DN cần chú ý để tránh bị đối tác nước ngoài từ quan hệ hợp tác trở thành thâu tóm.
Chia sẻ về hướng đi riêng của DN với phương châm “chuẩn bị nồi khoai trước bữa tiệc”, theo ông Nguyễn Văn Tấn, hiện Công ty đang mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tiến tới xây dựng hai trung tâm thương mại tại Hà Nội và Thanh Hóa. Với tiềm lực của mình, Công ty đã mua và xin cấp phép xây dựng hai lô đất tại hai địa phương trên và sẽ tiến hành quảng cáo, kêu gọi đầu tư, xây dựng ngay khi tuyến đường trong các khu vực này hoàn thành. Đây chính là sự chuẩn bị sẵn có để đón đầu nguồn vốn từ nước ngoài.

Ông Tấn lý giải, các DN nước ngoài khi đầu tư vào đâu đều muốn thấy ngay lợi nhuận khả thi nên việc Công ty chuẩn bị trước sẽ dễ hút vốn hơn. Hơn nữa, cách làm này cũng tạo vị thế cho DN khi tiến tới ký kết, đàm phán hợp đồng. DN phải nắm được quyền chủ động để không bị đối tác nước ngoài chi phối trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sau này. Bên cạnh đó, thu hút vốn nước ngoài phải làm sao tìm được đối tác giúp mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất chứ không nên chỉ với mục đích tăng thêm nguồn vốn.

Cũng với cách làm như trên, ông Lương Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Công ty TNHH MTV K&Y (DN chuyên sản xuất quà tặng, mũ bảo hiểm tại Đồng Tháp) cho hay, ngay khi hoạt động sản xuất đi vào ổn định, Công ty đã lên kế hoạch để thu hút đầu tư nước ngoài với việc cải tiến công nghệ, đào tạo nhân lực, củng cố thương hiệu. Đây sẽ là chiến lược dài hơi vì không dễ để các DN nước ngoài chú ý đến DN mới thành lập như Công ty.

Có thể thấy, kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các DN Việt Nam hiện nay đều nằm trong chiến lược dài hạn, điều này cũng là hợp lý bởi nếu đầu tư, hợp tác nóng vội, hiệu quả mà DN mong muốn đạt được có thể sẽ ngược lại.

Phân tích về điều này, theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, các DN nước ngoài với nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường có thể đưa ra nhiều hợp tác bất lợi cho DN Việt Nam. Vì thế, nếu hợp tác “ngang sức, ngang tài” không được thì DN nước ta cũng phải tự tạo cho mình những lợi thế nhất định, trong đó có sự chủ động trong các phương án kinh doanh, có sẵn cơ sở vật chất… là điều cần thiết. Điều này đòi hỏi các DN không chỉ thay đổi về hình thức mà bản chất bên trong, tư duy, trình độ kinh doanh của người làm chủ DN cũng phải thay đổi, phải tận dụng được những lợi thế, cơ hội hiện có.
 
Theo Báo Hải quan
Tomato-rich diet lowers prostate cancer risks
Tomato-rich diet lowers prostate cancer risks

Prostate cancer is the second most common cancer in men around the world, but a…

What are the health benefits of cucumber?
What are the health benefits of cucumber?

The cucumber is a member of the botanical family Cucurbitaceae, along with honeydew,…

Pineapple: Health Benefits, Recipes, Health Risks
Pineapple: Health Benefits, Recipes, Health Risks

Contrary to popular belief, pineapples, which came to be known as such because of…

What young children need
What young children need

Got a child of five or under? Find out everything they need for a healthy, balanced…

What to avoid
What to avoid

If you want to 'eat clean', your first step is to 'buy clean'. Here we look at the…

What to buy
What to buy

While clean eating may not be something you can do all the time, starting to incorporate…